HỆ THỐNG ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM ĐỊNH HIỆU CHUẨN

Các nước đối phó với ô nhiễm không khí như thế nào?


Trung tâm Tin tức VTV24 - Thứ năm, ngày 19/09/2019 16:46 GMT+7

Tuy mất nhiều thời gian nhưng những phương pháp giải quyết bài toán khói bụi trên thế giới đang dần mang lại hiệu quả tích cực.

Tại những quốc gia phát triển, tình trạng ô nhiễm không khí cũng ở mức phổ biến, do khói bụi thải ra từ phương tiện đi lại và các nhà máy. Năm 2014, Bắc Kinh, Trung Quốc bị đánh giá là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Tầm nhìn tại Bắc Kinh khi đó chỉ khoảng 50m và không khí rất có hại cho sức khỏe con người. 

Chính phủ nước này phải lên kế hoạch đóng cửa hoặc di dời nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là những nhà máy nhiệt điện khỏi Bắc Kinh, giảm sử dụng than đá làm khí đốt, lắp máy lọc không khí siêu lớn tại khu vực công cộng, hạn chế xe chạy nhiên liệu hóa thạch. 

Các nước đối phó với ô nhiễm không khí như thế nào? - Ảnh 1.

Theo dữ liệu từ Công ty quan trắc chất lượng không khí Thụy Sĩ hôm 12/9/2019, mật độ tập trung sương mù gây hại ở Bắc Kinh đã giảm xuống mức thấp kỷ lục và thành phố này sắp được ra khỏi danh sách 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Bắc Kinh và nhiều thành phố khác ở châu Á cũng lựa chọn trồng thêm cây xanh tại các thành phố và những khu công nghiệp để cải thiện chất lượng không khí.

Trong khi đó, tại Pháp, giới chức Paris lại sử dụng khinh khí cầu có gắn cảm biến AirParif để phát hiện nồng độ bụi siêu mịn trong không khí. Các quốc gia châu Âu khác như Anh, Đức lại khuyến khích người dân sử dụng xe đạp và ô tô điện để giảm khí thải ra môi trường. Gần đây nhất, Malaysia và Indonesia lên kế hoạch phun mưa nhân tạo nhằm giảm bớt lượng bụi trong không khí.